CHỦ THUYẾT THẦN TẠO, GIỮA NHỮNG XÁC TÍN TÔN GIÁO VÀ NHỮNG DỮ KIỆN KHOA HỌC (I)

CHỦ THUYẾT THẦN TẠO, GIỮA NHỮNG XÁC TÍN TÔN GIÁO VÀ NHỮNG DỮ KIỆN KHOA HỌC

Dẫn nhập

Chủ thuyết thần tạo (créationnisme) là một hiện tượng xã hội. Đầu năm 2007, báo chí đã đưa tin như sau :

« Phần đông các trường đại học, trung học và cao đẳng của Pháp đã nhận được một cuốn sách tuyệt đẹp, có tựa đề Tập bản đồ về Công Trình Tạo Dựng, mà với 770 trang được minh họa rất phong phú, bác bỏ chủ nghĩa Darwin và lý thuyết tiến hóa. Được viết bởi một Harun Yahya nào đó (có tên thật là Adnan Oktar), thuộc quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ (1), tác phẩm, được gởi trực tiếp với cả hàng tá ngàn bản từ Thổ Nhĩ Kỳ và Đức, muốn tố giác « sự bịp bợm của các người theo chủ thuyết tiến hóa, những khẳng định đánh lừa của họ » và nhất là « những mối liên hệ bí ẩn giữa chủ nghĩa Darwin và những ý thức hệ đẫm máu như chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản. » (Le Figaro, 2/02/2007).

Chủ thuyết thần tạo là một hình thức chủ nghĩa cơ yếu tôn giáo (fondamentalisme religieux), taodungcongnguoitương đối nổi tiếng, nhất là ở Hoa Kỳ. Đối với những người theo chủ thuyết thần tạo, lý thuyết tiến hóa, mà họ gọi là chủ nghĩa tân Darwin, là sai lầm ; họ đối lập với lý thuyết này một trong những việc đọc Công trình tạo dựng bằng cách dựa vào một trong những trình thuật của sách Khởi Nguyên, mà họ giải thích theo nghĩa đen.

Nếu đối với những người theo chủ nghĩa cơ yếu, Kinh Thánh rõ ràng là một mạc khải của Thiên Chúa, thì điều đó đảm bảo chân lý của nó trong mọi lãnh vực. Ý niệm chủ nghĩa cơ yếu quy chiếu đến một chủ nghĩa cấp tiến (radicalisme) mà núp bóng đằng sau cách ngôn nền tảng của Cải Cách duy Kinh Thánh (sola scriptura). Thế nhưng, thành ngữ có giá trị thần học cao này đã không bao giờ muốn có nghĩa là một việc đọc đơn giản các trình thuật Kinh Thánh. Tức là một kiểu đọc sẽ loại trừ mọi nỗ lực hiểu Kinh Thánh lưu tâm đến những đóng góp của khoa học. Ủy Ban Kinh Thánh Tòa Thánh nhấn mạnh rất đúng đắn những người theo chủ nghĩa cơ yếu có lý ở chỗ nào « khi nhấn mạnh đến sự linh ứng Thánh Kinh của Thiên Chúa và đến sự bất khả ngộ (2) của Lời Chúa » ; nhưng những người theo chủ nghĩa cơ yếu sai lầm khi họ từ chối lưu tâm đến đặc tính lịch sử của Mạc Khải.

Chủ nghĩa thần tạo gần với chủ nghĩa cơ yếu về phần « bất khả ngộ lời nói của Kinh Thánh », mà là một trong năm điểm xác định nó. Nhưng điều làm nên đặc điểm của những người theo chủ thuyết thần tạo, đó là họ coi như phù hợp với thực tại, trình thuật của Khởi Nguyên, sẽ là bản đúc kết chính xác sự hình thành của vũ trụ và sự sống.

[ Thuật ngữ « chủ nghĩa cơ yếu » (fondamentalisme) gắn với Hội nghị Kinh Thánh Hoa Kỳ đã diễn ra ở Niagara, trong Bang New York, vào năm 1895. Các nhà chú giải Tin Lành bảo thủ định nghĩa « 5 điểm chủ nghĩa cơ yếu » : bất khả ngộ lời nói của Kinh Thánh, thần tính của Chúa Kitô, việc sinh hạ đồng trinh của Ngài, học thuyết đền tội thay và sự phục sinh thân xác khi Chúa Kitô trở lại lần hai.

Chủ nghĩa cơ yếu trốn tránh mối tương quan chặt chẽ của yếu tố thần linh và yếu tố nhân loại trong các tương quan với Thiên Chúa. Nó được đánh dấu bởi một sự gắn bó phi thời gian với một cái nhìn về tạo dựng mà từ lâu đã thuôc về truyền thống…

Nó muốn bàn bản văn Kinh Thánh như thể nó được đọc từng từ một bởi Thánh Thần và không đi đến chỗ nhìn nhận rằng Lời Thiên Chúa đã được trình bày trong một ngôn ngữ và một ngữ cú (phraséologie) được điều kiện hóa bởi một thời đại như thế…

Chủ nghĩa cơ yếu cũng nhấn mạnh cách không đúng đến sự bất khả ngộ của các chi tiết trong các bản văn Kinh Thánh, đặc biệt về các sự kiện lịch sử hay những chân lý mạo xưng là khoa học

Giải thích Kinh Thánh trong Giáo Hội, Ủy Ban Kinh Thánh Tòa Thánh, Cerf, 1993, tr. 61 tt.]

LÝ THUYẾT TIẾN HÓA

Cho đến cuối thế kỷ 18, người ta vẫn còn giữ một quan niệm của thuyết định chủng về các loài sinh vật – điều đó phù hợp với ý tưởng mà người ta đang có vào thời đó về Đấng Tạo Hóa. Vào năm 1737, Linné đã nói rằng : « Muôn loài có nguồn gốc của mình […] từ chính bàn tay của Đấng Tạo Hóa (Đấng) […] đã áp đặt cho các thụ tạo của Ngài một luật vĩnh cửu sinh sản và nhân tăng trong những giới hạn của kiểu mẫu của riêng nó. » Vào năm 1809, Lamarck xuất bản cuốn Triết học về động vật (Philosophie zoologique) của mình, trong đó, ông cho biết về một trong những khám phá sâu xa nhất của ông : các sinh vật biến đổi dần dần tùy theo các thế hệ dưới sự thúc đẩy của một « sức mạnh tổ chức » (force organisatrice) mà muốn làm cho chúng luôn luôn phức tạp hơn và chế biến hơn. Trong thời gian lâu, ý tưởng về một sự tiến hóa này nơi mà sự ngẫu nhiên không có chỗ của nó vẫn sẽ rất hợp « mốt » – nhất là ở Pháp (đặc biệt với Bergson trong cuốn Sự tiến hóa sáng tạo (L’évolution créatrice) và Teilhard de Chardin trong cuốn Hiện tượng con người (Le phénomène humain (3)). Vào năm 1859, Darwin đưa vào ý tưởng rằng sự tiến hóa các loài là do bởi một sự chọn lọc tự nhiên, một sự chọn lọc đến từ việc những kẻ nào thích nghi nhất sẽ truyền lợi thế của họ cho con cháu của mình.

Chỉ vào giữa thế kỷ 20 mà sẽ được đề nghị những gì được gọi là « lý thuyết tiến hóa tập hợp» (théorie synthétique de l’évolution), mà tập hợp các kết quả của khoa cổ sinh vật học, của sinh vật học và của di truyền học (xuất thân từ những công trình của Mendel) để đề nghị một lý thuyết theo đó sự tiến hóa của các sinh vật – một sự tiến hóa dần dần và liên tục trong suốt các thế hệ – khởi đi từ một nền tảng di truyền : những đột biến di truyền ngẫu nhiên (des mutations génétiques aléatoires), nhưng tiếp đến qua sự sàng lọc của sự chọn lọc tự nhiên mà chọn lựa những cá thể thích hợp nhất với mỗi trường của chúng.

Lý thuyết này là nền tảng của các công việc hiện nay ; nó không phải là tiếng nói sau cùng và có những giải thích khác được đề nghị – tất cả đều trong sự nối dài lý thuyết tập hợp. Chẳng hạn, lý thuyết tiến hóa « trung lập » (neutraliste) được đưa ra vào năm 1970 bởi nhà di truyền học  Kimura, người Nhật, và hóa thân gần đây của nó, « thuyết tân đột biến » (néo-mutationnisme), dành chỗ trung tâm cho chỉ sự ngẫu nhiên (và ít chỗ hơn cho sự chọn lọc tự nhiên). Những thuyết khác nữa cho rằng sự tiên hóa không liên tục : các hình thức sống nói chung vẫn ổn định, sự hình thành các loài mới được thực hiện trong suốt các biến cố có hạn kỳ và hiếm hoi ; đó là « lý thuyết các cân bằng có hạn kỳ » (théorie des équilibres ponctués) của hai nhà cổ sinh vật học Hoa Kỳ, Nils Eldredge và Stephen Jay Gould, cũng vào năm 1970.

(còn nữa)

———–

(1) Chủ nghĩa thần tạo của Hồi Giáo là khá linh hoạt, đặc biệt ở Thổ Nhĩ Kỳ ; nó phân phối nhiều tập sách nhỏ và tác phẩm, và tìm cách trừ bỏ khỏi việc giảng dạy ý tưởng tiến hóa.

(2) Từ tiếng Latinh inerrantia : phẩm chất của Kinh Thánh không dạy sai lầm nào.

(3) Tuy nhiên, Teilhard đã thừa nhận rằng, cho đến khi loài người xuất hiện, sự ngẫu nhiên là một yếu tố quan trọng của cơ chế tiến hóa.

Lm. Võ Xuân Tiến chuyển ngữ, trong Tài liệu của HĐGM Pháp, Documents Épiscopat, số 7/2007.

Xem các phần I, II, III, IV, V, VI