TƯƠNG LAI LUẬT ĐỘC THÂN LINH MỤC

Như vậy là đã qua thời gian một năm của Năm Linh Mục. Nhưng chỉ là qua thời gian một năm để các Linh Mục nhìn lại mình trong tương quan với Chúa Kitô, với Giáo Hội, với sứ mệnh của người linh mục trong Giáo phận, với Đức Giám Mục, với anh em linh mục, với tác vụ và công tác mục vụ, với giáo dân (hoặc công việc) mà Ngài được bề trên giao phó. Thời gian MỘT NĂM với nhiều cơ hội suy nghĩ, đặt vấn đề, nêu quyết tâm, mỗi linh mục chắc chắn đã có cho mình một CHƯƠNG TRÌNH SỐNG VÀ HÀNH ĐỘNG mà Ngài tin chắc VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA CHÚA THÁNH THẦN và THEO GƯƠNG THẤY CHÍ THÁNH, sẽ được đổi mới,hiệu quả hơn, thánh thiện hơn cho bản thân Ngài, cho những kẻ (hoặc những việc) Ngài được giao phó. Vì thế, có thể nói rằng : NĂM THÁNH KẾT THÚC NHƯNG LÀ KHỞI ĐẦU THỰC HIỆN THÀNH QUẢ CỦA NĂM THÁNH. Hoà chung vui mừng và hy vọng – GAUDIUM et SPES – BTGH xin kính gửi bản chuyển ngữ rất thú vị và có ích sau đây,như một món quà nhỏ, NGÀY BẾ MẠC NĂM THÁNH.

clip_image002clip_image003

TƯƠNG LAI LUẬT ĐỘC THÂN LINH MỤC

THẦN HỌC THÁNH THỂ ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN

Viện phụ Laurent Touze là người Pháp và là giáo sư thần học tu đức tại Đại học giáo hoàng Thánh Giá (Roma). Trong Năm Linh Mục nầy, ngài đã cho xuất bản một cuốn sách có tựa đề “ Tương lai đời sống độc thân linh mục” (Lời Nói và Im Lặng/Lethielleux). Ngài giải thích với độc giả Zenit,khi mà Năm Linh Mục sắp kết thúc, điều Ngài muốn nói trong cái “tương lai” nầy. Ngài nêu lên “Thần học Thánh Thể của đời sồng độc thân”.

ZENIT (H) . Thưa Đức viện phụ Touze, tại sao lại lấy tựa đề nầy?

VIỆN PHỤ LAURENT TOUZE (Đ). Để chơi trò tiên tri một chút ấy mà! Nhiều người loan báo từ ít nhất nhiều thập niên,rằng “Vị giáo hoàng sắp tới” sẽ cho tự do lựa chọn đời sống độc thân và vị giáo hoàng hiện tại (Đức Gioan XXIII, Đức Phaolô VI, Đức Gioan-Phaolô Ii và nay là Đức Biển-Đức XVI) không làm điều đó, vì Người quá bảo thủ,hoặc bị giáo triều giam giữ. Về phần tôi, tôi tin rằng Giáo Hội ngày càng khám phá ra mối liên hệ gắn chặt đời sống độc thân với bí tích truyền chức thánh và rằng tương lai, vẫn là đời sống độc thân, được sống tốt lành hơn, thánh thiện hơn.

(H). Ngài nói về mới liên hệ giữa đời sống độc thân và bí tích truyền chức: Ngài nghĩ về điều gì vậy”

(Đ). Tôi nghĩ tới những văn bản như tông thư Sacerdotalis caelibatus của Đức Phaolô VI hoặc những lời hiệu triệu Pastores dabo vobis của Đấng đáng kính Gioan-Phaolô II và Sacramentum Caritatis của Đức Biển-Đức XVI. Trong các văn bản ấy, các giáo hoàng nhấn mạnh không chỉ mối liên hệ độc thân – thừa tác vụ, mà còn xác định bản chất của mối liên hệ ấy, bằng việc khẳng định một động cơ trung tâm cho đời siống độc thân trong giáo hội, động cơ về hôn nhân hoặc Thánh thể. Nghĩa là sự phản ảnh về thân phận linh mục của việc Chúa Kitô dâng hiến cho Giáo Hội. Là tôi tớ của Chúa Kitô Hôn Phu, chết trên bàn thờ thập giá tiệc cưới của ngài với Giáo Hội, người linh mục, được đồng hoá với Đấng cứu độ một cách đặc thù, được mời gọi mô phỏng lại hy lễ của Đấng Cứu Độ, nhất là qua đời sống độc thân của ngài. Ngữ cảnh còn rõ rệt về Thánh Thể hơn của tông huấn Sacramentum Caritatis, theo tôi, cho ta chìa khoá của động cơ nầy. Thần học thánh thể đời sống độc thân đặt linh mục đối diện với phần vụ chính ơn gọi của ngài, Thánh Lễ, và nói lại với ngài rằng những lời truyền phép phải nên khuôn mẫu cho sự dâng hiến riêng của ngài để cứu độ thế giới dường nào. Thừa tác viên học cách liên kết cả bên trong lẫn bên ngoài với Chúa Giêsu Kitô, mà ngài làm cho hiện diện thật sự, học cách trở thành một cách công khai linh mục và lễ vật, học cách sống làm thừa tác viên, điều mà Đức Biển-Đức XVI gọi là “lô-gic Thánh Thể của đời sống Kitô hữu”.

(H). Tuy vậy trong Giáo Hội Công Giáo, đã có những người có gia đình được truyền chức linh mục…

(Đ). Quả đúng vậy, trong các giáo hội Công giáo Đông phương – không phải là tất cả – một phần các linh mục kết hôn và đó cũng là trường hợp các giáo hội Đông phương tách khỏi Roma. Trong Giáo Hội La-tinh, vốn quy tụ đa số tín hữu Công giáo với các linh mục sống độc thân, cũng có những ngoại lệ,nhất là với một số thừa tác viên [thuộc GH] cải cách nay gia nhập hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội. Nhưng cũng phải lưu ý rằng trong các cộng đồng Kitô giáo đúng nghĩa của từ “các Giáo Hội” (vì chúng đã bảo tồn một cách hiệu lực chức LM và Thánh Thể), vị giám mục, người đã nhận tròn đầy bí tich truyền chức, luôn là một người sống độc thân.

(H). Nghe nói mở ra chức linh mục cho những người đã kết hôn cho phép vượt qua được khủng hoảng ơn gọi.

(Đ). Khủng hoảng ơn gọi, không phải đâu cũng có. Nó đặc biệt đánh vào các nước Tây phương, đang giữa mùa đông dân số và ở những cộng đồng thường được thông tin rất kém về thừa tác vụ LM và thỉnh thoảng chung chung hơn về những gì là đức tin của GH và sự thánh thiện nơi Chúa Giêsu Kitô. Trong các gia đình đông con hơn, sống đức tin sống động, thì sẽ triển nở những ơn gọi ở mọi bậc sống. Hơn nữa, khủng hoảng ơn gọi cũng có nơi anh em Tin Lành, dù các mục sư có thể kết hôn. Còn nữa, truyền chức linh mục cho những người đã kết hôn, cũng là có nguy cơ làm quên mất ơn gọi phổ quát nên thánh, trung tâm Huấn Quyền của Vaticanô II : nhiệm vụ đầu tiên của các giáo dân, nam cũng như nữ, kết hôn hay độc thân, chính là sự thánh hoá các cơ cấu trần thế, chứ không phải là sự thay thế các giáo sĩ.

(H). Người ta cũng đã nghe noí,những tháng gần đây, rằng đời sống độc thân linh mục bị đặt vấn đề trong các trường hợp phạm tội ấu dâm : cái gì bị đặt vấn đề vậy?

(Đ). Trước những vụ tai tiếng mà bạn nêu ra, những nhiệm vụ đầu tiên của cộng đồng giáo sĩ trước tiên là giúp đỡ các nạn nhân,nhưng cũng phải có sự phòng ngừa nữa,làm tất cả để những trường hợp nầy không còn tái diễn. Do vậy phải chú tâm trong việc tuyển lựa các ứng sinh vào chức linh mục, dạy cho họ sống chân thành ngay thẳng trong việc linh hướng. Một thanh niên có tính dễ xúc động bị rối loạn có thể nên thánh, anh ta sẽ phải học cách sống kiềm chế tình cảm có thể cần sự trợ giúp y học,nhưng không thể trở thành linh mục được.

(H). Đời sống độc thân linh mục – tôi tiếp tục làm trạng sư qủy vậy – phải chăng là một phát minh của Trung Cổ, hơn thế nữa, “có tính chất Trung Cổ”…

(Đ). Người ta nói “mang tính chất Trung Cổ” và người ta lập đi lập lại điều đó! Người ta rất hay cố tình lờ đi sự đổi mới vừa qua của việc chép sử đời sống độc thân linh mục .Tôi nghĩ tới Alfons Maria Stickler, Christian Cochini và gần đây nhất và đầy đủ nhất,là Stefan Heid. Các tác giả nầy đã chứng minh cho thấy rằng các giám mục và linh mục ở thế kỷ thứ 4 đã sống độc thân hoặc tiết chế từ khi được thụ phong linh mục, nếu họ đã kết hôn và họ khước từ các hành vi vợ chồng. Điều nầy với tôi dường như là một dữ kiện đầu tiên mà trường phái chép sử nầy thủ đắc được, – nó cũng khẳng định và làm cho tôi tin điều ấy, – rằng kỹ luật [sống độc thân] nầy đã được sống từ trong những thế kỷ trước đó rồi. Những tác phẩm được công nhận ở thế kỷ IV đã chỉ ghi lại những gì đã được sống trước đó như một tập tục, có sức mạnh của luật. Cái thành quả thứ ba của nhãn quan mới nầy : công đồng Đông phương ở Trullo năm 691 bỏ truyền thống nguyên thủy, với việc cho phép các linh mục – các giám mục không được – lập gia đình. Sự mới mẻ Đông phương nầy, – chỉ được Giáo hội hoàn vũ chấp nhận vào thế kỷ 17 – chính là từ bỏ tiết chế đối với các linh mục đã kết hôn.

(H). Ngài đề nghị đọc lại chức linh mục “từ trên cao”, khởi từ khuôn mặt của giám mục,người có “ sự tròn đầy chức linh mục” : vậy linh mục không có ‘chức linh mục một cách tròn đầy” ư?

(Đ). Linh mục duy nhấy của Tân Ước, chính là Chúa Giêsu Kitô. Tất cả mọi tín hữu tham dự vào chức tư tế của Người qua phép rửa và phải học trở thành những linh mục trong cuộc sống thường nhật, bằng việc dâng cuộc sống ấy cho Thiên Chúa như một hành vi tế tự. Các linh mục và giám mục, về phần họ, nhận được qua truyền chức, một hồng ân đặc biệt, cho phép họ ban phát trong Giáo Hội những hồng ân của Chúa Kitô, Đầu của thân thể Người, qua các bí tích, qua lời giảng dạy và qua việc cai quản. Và giám mục – như công đồng Vaticanô II xác định – có trọn vẹn bí tích truyền chức thánh. Do vậy có một sự phân biệt về bí tích giữa linh mục và giám mục, nhưng đồng thời có một tương quan mạnh mẽ : công đồng đã xây dựng một thần học chức linh mục từ chức giám mục và ngày nay người ta ngày càng hiểu rõ hơn linh mục dưới ánh sáng giám mục. Tôi tin rằng có một quan hệ song song về ý nghĩa giữa các bậc trong thánh chức ( giám mục,linh mục – ở đây tôi không muốn đề cập đến các phó tế) và những bậc sự tiết chế – sống độc thân đòi buộc nơi thừa tác viên ( không có ngoại lệ với giám mục; nhưng có một vài biệt lệ với linh mục). Tương ứng với sự tròn đầy của thánh chức, là tính chất nhìn thấy rõ tối đa của việc dâng hiến thánh thể chính mình, trong một đời sống độc thân – tiết chế không hề được giảm nhẹ. Nhưng nếu giám mục phải sống độc thân – tiết chế, thì người ta càng định nghĩa như ngày nay linh mục theo giám mục, càng phải tự hỏi trong mức độ nào tất cả các thừa tác viên phải tuân phục cùng kỹ luật nầy, do lô-gic của bí tích được lãnh nhận.

(H). Ngài đoán thấy cho đời sống độc thân linh mục một tương lai với sự thánh thiện và sự tự do: Ngài có lẽ chưa tưởng tượng ‘sự thanh luyện” mà Giáo Hội đang sống từ mấy tháng qua, khi Ngài viết cuốn sách của Ngài . Ngài có nói lại cũng chính điều ấy, bây giờ, mặc cho tinh thời sự “đau đớn”?

(Đ). Còn hơn nữa ấy chứ! Một thần học đời sống độc thân nhấn mạnh chiều kích bí tích của đời sống độc thân quả thật mời gọi sống thánh thiện. Chỉ duy số 24 – về luật độc thân – trong tông huấn Sacramentum Caritatis nhân lên những lời mời gọi linh mục hãy mở ra cho “sự hiến dâng”, cho “sự tự hiến trọn vẹn”, cho “sứ mệnh được sống cho tới hy lễ thập giá”, cho “ sự trao ban chình mình hiàn tiàn và dành riêng cho Chúa Kitô, cho Giáo Hội và cho Nước Thiên Chúa”. Nếu thần học được trao ngày nay đặc biệt bởi Huấn quyền là được nhận lãnh và áp dụng trong Giáo Hội, thì tương lai của đời sống độc thân sẽ là một tương lai sống sự tự do, hồng ân, sống sự thánh thiện chức linh mục.

(H). Nói cách khác, với Ngài không có khả năng lựa chọn khác : câu trả lời cho cuộc ‘khủng hoảng”, chính là sự thánh thiện?

(Đ). Tôi luôn bị đánh động bởi một câu của Thánh Josémaria Escriva : “Một bí mật – một bí mật phải hô to trên các mái nhà : những khủng hoảng thế gian là những khủng hoảng của các vị thánh”. Khi người ta nhìn thấy được, khi người ta sờ được bằng ngón tay các khủng hoảng trong Giáo Hội và trong thế gian, thì câu trả lời căn cơ sâu thẳm, chính là sự thống hối, sự thánh thiện. Và chỉ có duy nhất một sự thánh thiện, bởi vì chỉ có duy nhất một Đấng Thánh, Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta tung hô khi hát ngợi mừng Người : “Thánh,Thánh,Thánh”. Người đã nên hữu hình trong thế gian nơi Chúa Giêsu Kitô. Trở nên thánh , tìm cách trở nên thánh , chính là mô phỏng cuộc đời Đấng Cứu Thế trong những hoàn cảnh sống của chúng ta, noi gương tự hiến mình vì tình yêu của Người.

« L’avenir du célibat sacerdotal »,

Viện phụ Laurent Touze

(ZENIT 20.05.2010)

Giuse Nguyễn Thế Bài chuyển ngữ.

Một bình luận

  1. […] TƯƠNG LAI LUẬT ĐỘC THÂN LINH MỤC Filed Under: Góp Nhặt từ mạng, Tâm Linh by Paul Minh Nhật — Để lại phản hồi 11/06/2010 TƯƠNG LAI LUẬT ĐỘC THÂN LINH MỤC […]

Đã đóng bình luận.