BÍ TÍCH HOÀ GIẢI – BA – SỨC MẠNH SỰ PHỤC SINH CỦA NGƯỜI

BÍ TÍCH THỐNG HỐI

– BA –

 SỨC MẠNH SỰ PHỤC SINH CỦA NGƯỜI

Alfred Kuen

Trong thư gửi tín hữu Philipphê 3,4 – 9,Thánh Phaolô gợi lên tất cả những gì Ngài đã là trước khi trở lại và từ từ đây Ngài coi như một mất mát,vì ước ao của Ngài là “biết Chúa Kitô,nghĩa là trải nghiệm sức mạnh sự phục sinh của Người”.

 1. SỨC MẠNH SỰ PHỤC SINH LÀ GÌ?

 1.1. ĐÂY LÀ MỘT SỨC MẠNH

     Đây là một sức mạnh không thể tưởng tượng được với con người, sức mạnh nầy,sự toàn năng của chính Thiên Chúa. Trong thư gửi tín hữu Êphêsô, Thánh Tông Đồ cho chúng ta sức mạnh làm cho Chúa Giêsu đứng dậy từ kẻ chết như là thước đo sức mạnh của Thiên Chúa. Thánh tông đồ nói về “sự lớn lao phi thường của sức mạnh mà Người đã tỏ rõ trong toàn bộ sức lực của Người bằng việc cho nó hoạt động trong Chúa Kitô,khi Thiên Chúa cho người sống lại từ kẻ chết” (Ep 1,19)

 Tất cả những gì tiếng Hy Lạp biết về từ ngữ để chỉ sức mạnh nầy, những từ đã đi vào Pháp ngữ hoá như là thuốc nổ,năng lượng,tất cả những gì nó có như là các từ hyper (đại) và mega (cực đại) để làm mạnh hơn một ý tưởng,dường như nó tụ lại đó để cho chúng ta một ý tưởng xa xa về sức mạnh vô biên của Thiên Chúa : sự cao cả vượt trên tất cả bằng sức mạnh của Người (dynamis) theo năng lực quyền uy của sức mạnh Người” Chính sức mạnh nầy mà Thiên Chúa phô bày nơi Chúa Kitô khi làm cho Chúa Kitô chỗi dậy từ kẻ chết.

Như qủa bom nguyên tử rơi trên Hiroshima đã cho thế giới thấy sức mạnh vô biên và khôn lường ẩn dấu trong vật chất mà nhìn bề ngoài tưởng chừng trơ ý bất động, sự phục sinh của Chúa Kitô đã mạc khải cho nhân loại quyền năng của Thiên Chúa. Ai có thể ngờ được rằng trong một vuên sỏi chất uranium chỉ nặng ít kílô, lại chứa đựng một sức mạnh có thể hủy diệt một thànhg phố đông hàng mấy triệu dân? Tuy thế sức mạnh nầy là gì so với quyền năng của Thiên Chúa? Từ Thiên Chúa là Đấng dựng nên nguyên tử, Đá6ng giam hãm chúng trong nhà tù vật chất và giữ chúng ở đó trong sự bất động bề ngoài,cho dù chuyển động của chúng không ngưng nghỉ và đến chóng mặt.

Chúnh sức mạnh của Thiên Chúa có trong tay tất cả mọi nguồn năng lượng vũ trụ,Đấng đã ban cho tất cả mọi tinh tú lực đẩy ban đầu và hằng hà sa số,chúng quay trong không gian với những vận tốc bỏ xa các tên lửa do con người chế tạo.

Chuá Kitô sống lại nhờ sức mạnh quyền năng Thiên Chúa. Biết sức mạnh sự Phục Sinh của Người,chính là trước hết biết sức mạnh vô biên,khôn lường của Thiên chúa,của Thiên Chúa Toàn Năng,Đấng tạo thành trời đất.

 1.2.ĐÂY LÀ SỨC MẠNH SỰ SỐNG

 Con người đã biết khám phá những nguồn năng lượng bao la ẩn dấu trong vật chất. Nhưng họ đã làm gì với chúng? – Một sức mạnh sự chết!

Sức mạnh của Thiên Chúa là một sức mạnh sự sống. Con người biết sử dụng năng lượng được Thiên Chúa ban cho, biết biến đổi năng lượng ấy,giải phóng năng lượng chứa đựng trong vật chất,nhưng không biết ạto dựng nó. Chỉ duy có Thiên Chúa tạo thành nó. Con người cũng biết nghiên cứu sự sống,biến đổi nó và tiêu diệt nó,nhưng con người không biết tạo ra sự sống. Sự sống vẫn là một bí mật to lớn đối với các nhà sinh học lớn nhất. Cái gì làm thay đổi trong nháy mắt  chia cắt thời khắc con chim đậu trên một cành cây với thời khắc nó rơi chết trên mặt đất? Vẫn như nhau,bề ngoài chẳng thấy có gì thay đổi,chỉ có điều con chim không còn bay hoặc động đây gì nữa.

Các nhà bác học dựng lên những thuyết phức tạp về sự biến đổi sự sống từ con a-mip cho đến con người, nhưng có bao giờ họ có thể tạo ra một con a-mip sống động? Hay trả lại sự sống cho một con a-míp đã chết? Vấn nạn nguồn gốc vẫn y nguyên – dù có hay không có thuyết tiến hoá – vì người ta chưa bao giờ giải quyết được vấn nạn nguồn gốc sự sống.

Bởi vì chỉ duy một mình Thiên Chúa có thể tạo dựng sự sống và trả nó về cho một thân xác mà sự sống đã rời bỏ. Chúa Giêsu đã nói : “Chúa Cha có trong mình sự sống” Chúa Cha ban sự sống. Người làm cho kẻ chết sống lại. Sức mạnh sự phục sinh là một sức mạnh có khả năng trả lại sự sống cho một thân xác đã mất hết máu, đã chôn trong huyệt mộ ba ngày. Sức mạnh nầy, con người không có được và cũng chẳng mon men có được.

Sức mạnh sự sống có thể làm vỡ tan những tảng đá cứng rắn nhất,như cỏ tai hùm làm được điều đó, khi rễ của nó cắm sâu vào trong một tảng đá to. Sự sống làm cho những mầm lúa đơn giản có khả năng nâng những gánh nặng nặng hơn nó hàng trăm lần.Biết sức mạnh của sự phục sinh là biết được một sức mạnh sự sống.

 1.3.  ĐÂY LÀ MỘT SỨC MẠNH SỰ SỐNG MỚI

 Sự sống của Chúa Giêsu sau khi phục sinh không phải là một bản sao đơn thuần hay là một sự tiếp diễn sự sống của người trước khi chết. Đó là một sự sống mới, với những đặc tính mới mẻ và khác biệt. Người khônjg còn chịu những định luật  trọng lực,của quảng cách không gian thời gian, của sự chết. “Sự chết không còn quyền hành trên Người”. Không còn những rào cản không thể vượt qua đối với Người. Người đi xuyên qua tường và qua những cánh cửa đóng kín.

Sức mạnh của phục sinh biến đổi sự sống thành một sự sống mới.

 2. BIẾT SỨC MẠNH SỰ PHỤC SINH CỦA NGƯỜI : CÓ Ý NGHĨA GÌ VỚI CHÚNG TA ?

 2.1. BIẾT SỨC MẠNH CỦA THIÊN CHÚA.

Biết được chúng ta có trong tầm tay một sức mạnh nlhông thể tưởng tượng và chẳng có sức mạnh nào có thể sánh ví. Khi Thánh Phaolô nói về “sứ lớn lao vô tận của sức mạnh được biểu lộ một cách hiệu quả cho quyền năng sức mạnh của Người”, ngài nói sức mạnh nầy là “để cho chúng ta những kẻ tin”. trước sức mạnh nầy,những khó khăn,những điều không thực hiện được của chúng ta ở mức độ phạm vi con người, là gì chứ?

Sự phục sinh của Chúa Kitô cũng là một điều bất khả ở phạm vi con người. Cũng vì vậy mà nhiều người không tin vào đó. Nhưng nó là một sự kiện dã chiếm ngự rất nhiều người khi họ bắt đầu suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc.

Frank Morison muốn chứng minh rằng sự phục sinh của Chúa Giêsu chưa hề xảy ra. Là một luật gia nghiêm túc,chu đáo,thẳng thắn, ông đã phân tích tất cả mọi tình huống cuả trình thuật. Sáng ngày phục sinh,mồ bị trống. Đây là một điều hiển nhiên. Vù nếu một đã không trống,khi các môn đệ đã bắt đầu thuật lại rằng Chúa Giêsu đã sống lại.thì người Do Thái hẳn đã tổ chức một cuộc họp chúnh trị quang ngôi mộ rồi. Họ hẳn đã bẻ các dấu niêm phong và đem thi hài vốn bắt đầu bị phân hủy,ra khỏi mộ. Và hẳn đã chẳng còn ai ở Giêrusalem tin vào câu chuyện sống lại nầy nữa.

Ngôi một trống như vậy là một sự việc. Vậy phải giải thích thế nào đây? Người Do Thái nói :”Các môn đệ đã đánh cắp xác ông ấy”. Có tin được không chứ? Đó có phải là toàn bộ lòng tôn kính các môn đệ có đối với thầy mình : đem thi hài ra khỏi một ngôi mộ đẹp đẽ để đem dấu vào một cái hang bí mật nào đó? Mà họ al2m thế để làm gì chứ? Chỉ để vui miệng kể rằng Người đã sống lại? Để mà làm gì vậy? Để bị ghét bỏ bách hại,nr1m đá,đóng đinh – và đến cuối cùng không ai trong họ khai thú, ngay cả khi chịu tử đạo! Hãy nghiên cứu các Ohúc Âm và ta sẽ thấy không dễ dàng gì để tin vào sự sống lại nầy và Chúa Giêsu đã phải sử dụng moị phương pháp thuyết phục để làm cho họ tin : ăn uống btrước mặt họ; cho họ xỏ ngón tay vào các vết đinh,v..v..

Thay nvì viết một cuốn làm cho đức tin phá sản,Morison viết một cuốn khác để chứng minh thực tế sự phục sinh! Những người khác,như Wallace,tác gỉa cuốn Ben Hur, cũng đi theo cùng một con đường ấy. Không, không có một giải thích nào khác cho ngôi mộ trống mà sự phục sinh của Đấng đã ở lại trong đó ba ngày. Vậy tại sao chúng ta lại chậm tin,do dự,những ngờ vực “Thiên Chúa có thể chăng?” của chúng ta? Là bởi vì chúng ta chưa bao giờ có cái nhìn về sức mạnh nầy của Thiên Chúa.Nhưng cái nhìn nầy không đến với chúng ta qua lý luận,mà phải được Thiên Chúa mạc khải cho. Chính vì thế mà Thánh Tông Đồ cầu nguyện cho tín hữu Êphêsô để họ huểu được “đâu là sự lớn lao phi thường của sức mạnh mà Thiên Chúa thực hiện vì chúng ta, cho chúng ta là những kẻ đặt tin tưởng nơi Người: (Eph 2,17 – 19). Sức mạnh nầy, Thiên Chúa đã thể hiện nơi sự phục sinh của Chúa Kitô.

2.2. BIẾT ĐƯỢC MỘT SỨC MẠNH SỰ SỐNG

Lời Chúa nói rằng,theo bản tính,chúng ta “chết vì những lỗi phạm và tội lỗi của chúng ta” [..].Nhưng Thiên Chúa […] đã cho chúng ta được sống lại chung với nhau và đã cho chúng ta được cùng vào thiên quốc (x.Ep 2,4 – 7). Chúa Giêsu nói :”Ta là sự sống lại và là sự sống. Ain tin Ta sẽ được sống”. “Ai lắng nghe lời Ta nói, và đặt tin cậy vào Chúa Cha Đấng đã sai Ta,thì ngay từ bây giờ đã có được sự sống đời đời và sẽ không bị kết án. Người đó đã vượt qua sự chết để vào sự sống” (Ga 5,21.24). :Và anh chị em,những kẻ đã chết vị tội lỗi mình, Thiên Chúa đã ban cho anh em sự sống cùng với Chúa Kitô. “Anh em cùng sống lại với Chúa Kitô” (Clol 2,13; 3,1).

 Đã bao giờ bạn mừng lễ phục sinh đời sống của bạn chưa? Bạn đã bao giờ trải nghiệm  sức mạnh phục sinh nầy biến đổi một người đã chết trong những xúc phạm của mình thành một người sống vì Thiên Chúa trong công bình và thánh thiện chưa?

Chúa Guêsu nói :”Ta là sự sống lại và là sự sống”.”Ai tin cậy hoàn tiàn vào Ta,thì dù đã chết,cũng sẽ sống” (ga 11,25). :”Quả thật, Ta bảo đảm với các ngươi : ai nghe lời Ta nói và đặt tin cậy nơi Cha Đấng đã sai Ta,sẽ có được ngay từ bây giờ sự sống đời đời và người ấy sẽ không bị kết án; người đó đã vượt qua sự chết để vào sự sống” (Ga 5,21.24). Đó là điều mà Chúa Giêsu gọi là một “sự tái sinh” (Ga 3).

 Nhưng sức mạnh sự sống mà Thiên Chúa đã phô ra nơi Chúa Kitô và  Người cũng muốn thực hiện trong cuộc đời chúng ta,không dừng lại ở đó. Sự sống nới nầy muốn loại bỏ khỏi cuộc đời chúng ta mọi mầm mống sự chết và chiến thắng mọi biểu hiện ngự trị của sự chết trong chúng ta. Theo cách diễn tả đầy sinh động của Thánh Tông Đồ,”sự chết phải bị sự sống nuốt chửng”: “như sức mạnh sự sống phá vỡ những tảng đá, nó muốn phá tan tảng đá chai cứng tâm hồn chúng ta. Như nó nhấc những sức nặng đè lên nó, nó có thể cho chúng ta sức lực để mang vác những gánh nặng vượt quá sức chúng ta. “Ta muốn chiên Ta có sự sống và có sự sống dồi dào” (Ga 10,10).

Hành động truyền sức sống của sức mạnh phục sinh cảm nhận được đến tận thân xác hay hư nát của chúng ta :”Nếu Thánh Linh của Đấng đã làm cho Chúa Kitô sống lại từ kẻ chết cư ngụ trong anh em, Đấng đã cho Chúa Kitô sống kại từ kẻ chết không dừng lại ở đó. Như mọi sự sống,nó có khuynh hướng nhân lên,sản sinh ra những sự sống khác. Cuộc sống mới của chúng ta cũng có thể thành một nguồn phục sinh chi tha nhân,hầu họ cũng được sinh vào đời sống mới.”Quả thận với Thiên Chúa, chúng ta như hương thơm của Chúa Kitô ở giữa những người đang trên đường hư đi. Với những người nầy,đó là hương vị sự chết dẫn họ tới cái chết; với những người nọ,đó là hương thơm sự sống dẫn họ tới sự sống “(II Cor 2,15 – 16).

Biết được sức mạnh sự phục sinh của Người,chính là biết được sức mạnh sự sống:

  • Từ những kẻ chết là chúng ta,(sức mạnh sự sống) đã trả chúng ta lại cho sự sống
  • (sức mạnh sự sống) chiến thắng mọi mầm mống sự chết trong tinh thần,trong tâm hồnm và cả trong thân xác của chúng ta
  • Và (sức mạnh sự sống) làm nẩy sinh sự sống nầy nơi những người khác.

2.3. BIẾT ĐƯỢC MỘT SỨC MẠNH SỰ SỐNG MỚI

Phục sinh không chỉ là một sức mạnh sự sống,mà đó là sức mạnh sự sống mới,một cuộc sống khác hẳn với cuộc sống của những người sống chung quanh ta.

“Chúng ta đã được mai táng với Chúa Kitô qua phép rửa kết hợp với cái chết của Người,hầu cho, cũng giống như Chúa Kitô đã được cho sống lại từ kẻ chết nhờ sức mạnh vinh hiển của Chúa Cha, chúng ta cũng sống một cuộc đời mới” (Rm 6,4;x. 10 – 11). “Anh chị em đã chết để thuộc về Đấng đã sống lại từ kẻ chết,hầu chúng ta mang hoa trái cho Thiên Chúa” (Rm 7,4).

Sức mạnh sự phục sinh của Người giải phóng chúng ta “khỏi luật lệ tỗi lỗi và sự chết” (Rm 8,2).”Tội lỗi sẽ chẳng còn quyền hành trên anh chị em,bởi vì anh chị em ở dưới ân sủng” Anh Chị em đã được giải phóng khỏi nô lệ tội lỗi,được thoát khỏi sức đè nặng bản tính cũ của chúng tôi luôn muốn lôi kéo chúng tôi xuống thấp. Con người cũ của chúng tôim đã được ‘đóng đinh thập giá với Chúa Kitô” và bây giờ “không còn phải là tôi sống, mà lá chính Chúa Kitô sống trong tôi” (Ga 2,20). “Như vậy,người nào kết hợp với Chúa Kitô,là một tạo vật mới : những gì xưa cũ đã biến mất;những gì là mới mẻ đã có đó” (II Cor 5,170. Cuộc sống mới nầy được đổi mới từng ngày một theo hình ảnh Chúa Kitô phục sinh.

 3. LÀM SAO BIẾT ĐƯỢC SỨC MẠNH SỰ PHỤC SINH CỦA NGƯỜI TRONG CUỘC SỐNG CHÚNG TA?

 Thánh Phaolô Tông Đồ chỉ đường cho chúng ta về điều ấy. Trong thư gửi tín hữu Philipphê trong đó ngài nói về sức mạnh sự phục sinh nầy, trước hết ngài nói :”Tất cả những sự này là mối lợi cho tôi,nhưng vì Chúa Kitô,từ nay tôi coi chúng như một sự mất mát” (Pl 3,7).Nếu chúng ta bám víu vào vinh quang thế gian nầy,bám víu vào danh dự và lạc thú của nó, thì chúng ta sẽ chẳng biết làm gì đối với sức mạnh sự phục sinh của Người. Nó còn làm cho chúng ta bối rối.

Sau đó Thánh Phaolô ‘muốn được ở trong Chúa Kitô”,”với sự công chính  đến từ đức tin vào Người và sự công chính nầy được Thiên Chúa khấng ban cho những ai tin” (câu 9). Những nỗ lực của chúng ta không giúp ích gì được  cho sự hiểu biết sức mạnh nầy. Chính nhờ đức tin. Chính nhờ đức tin mà chúng ta đến được sự hiểu biết nầy. Đức tin, chính là tin tưởng vào ân sủng Thiên Chúa.

Cuối cùng,” Tôi có thể biết được Chúa Kitô như thế,nghĩa là trải nghiệm sức mạnh sự phục sinh của Người và dự phần vào những đau khổ của Người, bằng việc trở nên giống Người đến ngay cả cái chết” (Câu 10). Sức mạnh sự phục sinh được đóng khung bằng hai sự hiểu biết : hiểu biết về Chúa Kitô và về những đau khổ của Người. Càng hiểu biết hơn về Chúa Kitô,chúng ta cũng sẽ càng hiểu biết hơn sức mạnh sự phục sinh của Người, vì Chúa Giêsu đã nói :”Ta là sự sống lại và là sự sống”. Nhưng nếu chúng ta muốn biết được sức mạnh sự sống lại của Người, chúng ta cũng phải học biết hiệp thông những đau khổ của Người. Đó là kinh nghiệm của Thánh Phaolôm (2 Cor 4, 10 – 12). Để ‘sức mạnh của Chúa Kitô” ngự xuống trên ngài,Thánh Phaolô chấp nhận chịu đau khổ vì Chúa Kitô.Vì Đức Chúa đã phán với ngài :”Ơn Ta đã đủ cho con;chính trong sự yếu hèn mà sức mạnh của ta tỏ lộ trọn vẹn” (x.II Cor 12, 8 – 10)

Lễ Phục Sinh không thể tách lìa với Thứ Sáu Tuần Thánh. Chính nhờ Thánh Giá mà sức mạnh sự phục sinh có thể khai triển trong chúng ta “để phù hợp với cái chết của Người”. Đó là tư tưởng mà Thánh Phaolo triển khai trong thư gửi tín hữu Roma 6,4. Trong chừng mực chúng ta chấp nhận chết cho cuộc sống cũ tội lỗi của chúng ta,mà chúng ta sẽ trải nghiệm được sức mạnh sự sống lại của Chúa Kitô trong cuộc sống chúng ta.

 Nguồn “ Promesses, số 169 (tháng 7-8-9.2009)

Giuse Nguyễn Thế Bài chuyển ngữ.

Xem phần I ở đây và phần II ở đây 

TRONG BTGH SỐ 158 :

  1. VÂNG LỜI HAY LÀ NỆ LUẬT?
  2. ĐƯỢC GIẢI PHÓNG ĐỂ PHỤC VỤ THIÊN CHÚA