VIỆC TƯƠNG ĐỐI HÓA THÁNH KINH LÀ DẤU CHỈ CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG BÊN NGOÀI CŨNG NHƯ BÊN TRONG GIÁO HỘI

VIỆC TƯƠNG ĐỐI HÓA THÁNH KINH LÀ DẤU CHỈ CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG BÊN NGOÀI CŨNG NHƯ BÊN TRONG GIÁO HỘI

Đó là lời phát biểu của ĐHY Marc Ouellet, chủ tịch Bộ Giám Mục, dịp diễn ra Hội nghị về « Thánh Kinh trong Giáo Hội », được tổ chức tại Madrid, Tây Ban Nha, từ ngày 7 đến 9 tháng Hai năm 2011, với sự tham dự của 900 người.

Đức Hồng y Marc Ouellet là người đầu tiên có bài tham luận tại Hội nghị này. Đối với ngài, việc tương đối hóa Thánh Kinh, mà phủ nhận giá trị Lời Chúa của nó, là dấu chỉ của cuộc khủng hoảng bên ngoài cũng như bên trong Giáo Hội.

ĐHY chủ tịch Bộ Giáo Sĩ cho biết : « Những thập niên vừa qua được đánh dấu bởi một cuộc khủng hoảng sâu xa làm rúng động các nền tảng của nền văn hóa Châu Âu ». « Một lý lẽ Nhà Nước mới áp đặt luật lệ của mình và tìm cách đẩy xuống hạng hai những cội rễ Kitô giáo của Châu Âu. Dường như nhân danh tính thế tục, Thánh Kinh phải bị tương đối hóa, để bị tan rã trong một thứ chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo và biến mất như là quy chiếu chuẩn mực của văn hóa ».

ĐHY nói tiếp : cuộc khủng hoảng này « cũng thấm nhập các bức tường của Giáo Hội, vì chưng một khoa chú giải duy lý nào đó đã chiếm lấy Thánh Kinh để chọn những giai đoạn và những hình thức khác nhau của việc hình thành nhân loại của nó, loại bỏ những kỳ công và những phép lạ, nhân tăng các giả thuyết và gieo rắc, cách thường xuyên, sự lẫn lộn nơi các tín hữu ».
Từ đó, những câu hỏi gây lo âu đang nổi lên :  « Phải chăng Thánh Kinh chỉ có thể là những lời nhân loại ? Chẳng đúng rằng những kết quả của các khoa học lịch sử đang làm vô hiệu lực chứng tá Thánh Kinh và do đó tính khả tín của Giáo Hội sao ? Làm sao chúng ta có thể tiếp tục tin, và chúng ta phải lắng nghe ai ? »
ĐHY giải thích rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2008 đã xác nhận câu trả lời của Giáo Hội cho những câu hỏi này.

ĐHY cho biết HĐGM Tây Ban  Nha đang hoàn thiện một bản dịch Thánh Kinh chính thức được thích nghi với văn hóa hiện nay, bảm đảm tính khoa học nhưng đồng thời cả sự hiệp thông Giáo Hội, và ngài hy vọng tất cả Tây Ban Nha sẽ hưởng ích từ sáng kiến này và sáng kiến này sẽ có thể cho Châu Âu thấy một con đường mới mẻ để loan báo Tin Mừng.
Sau cùng, ĐHY Marc Ouellet tái khẳng định rằng Giáo Hội « đối diện với thách đố tục hóa tây phương Kitô giáo và sự khủng hoảng căn tính Kitô giáo trong những môi trường chủ nghĩa đa nguyên, trả lời bằng một sự loan báo mới mẻ Lời sống động của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu- Kitô, mà mời gọi đến một hành vi đức tin mới vào Thánh Kinh ».

Tý Linh

Theo ZENIT